Giới thiệu

GIỚI THIỆU VỀ XÃ TIÊN CẢNH

 

I. KHÁI QUÁT VỀ XÃ:

          1. Lịch sử hình thành xã và các tên qua các thời kỳ

          Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Tiên Cảnh gồm có 5 xã nhỏ như: xã Thạnh Bình, xã Lộc Yên, xã An Sơn, xã Đại An và xã Trung Bình. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, 2 xã Đại An và Trung Bình hợp lại thành xã Đại Trung; xã Lộc Yên và An Sơn hợp thành xã Tiên Hòa; xã Thạnh Bình vẫn giữ nguyên. Vào đầu năm 1948, các xã Thạnh Bình, Tiên Hòa, Đại Trung hợp nhất thành xã Tiên Cảnh, gồm có 7 thôn.

          Sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên xã Tiên Cảnh thành xã Phước Thạnh.

          Sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, tên của xã và các thôn được thống nhất gọi là xã Tiên Cảnh cho đến nay.

          2. Địa lý hành chính, quan hệ địa giới hiện nay:

          2.1. Xã Tiên Cảnh nằm về phía tây nam của huyện Tiên Phước, cách trung tâm huyện 4 km, có vị trí và ranh giới được xác định như sau:

          - Phía Đông: Giáp xã Tiên Lộc và thị trấn Tiên Kỳ

          - Phía Tây: Giáp xã Tiêp Ngọc

          - Phía Nam: Giáp xã Tiên An và Tiên Hiệp

          - Phía Bắc: Giáp xã Tiên Tiên Châu và Thị trấn Tiên Kỳ

          2.2. Xã có 8 thôn, gồm: Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5, thôn 6, thôn 7a, thôn 7b

          2.3. Tổng số dân số toàn xã: 10.694, nữ: 5.348

          3. Các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

          3.1. Diện tích đất tự nhiên: 37,34 km2

          - Đất sản xuất nông nghiệp: 2.104,81 ha

          - Đất lâm nghiệp: 1.292,64 ha

          - Đất ở: 274,53 ha

  3.2.  Địa hình, địa mạo:

- Xã có diện tích tự nhiên lớn, địa hình chia cắt phức tạp, có trên 70% diện tích đồi núi, còn lại là vùng đất bằng và thung lũng ven chân núi. Nhìn chung điều kiện địa hình ít thuận lợi cho bố trí sản xuất, bố trí dân cư và các công trình hạ tầng cơ sở.

- Địa hình được chia thành các dạng sau:

+ Dạng địa hình đồi núi : chiếm ¼ diện tích toàn xã

+ Dạng địa hình gò đồi chiếm phần lớn diện tích xã, độ cao trung bình từ 80-100m, độ dốc > 150 % có dạng đồi núi bát úp nhấp nhô.

+ Địa hình thung lũng bậc thang: nhỏ hẹp phân tán, độ cao từ 20- 80m.

          3.3. Khí hậu, thủy văn:

          - Khí hậu: Là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió màu mang đặc trưng của khí hậu miền núi Quảng Nam.

          - Thủy văn:

          Xã Tiên Cảnh có một con sông lớn phát nguyên từ sông Trạm (Tiên An) chay bao quanh xã từ hướng năm sang hướng đông đến hướng bắc và có nhiều tên gọi khác nhau: Đoạn từ sông Trạm chay sang Tiên Cảnh gọi là sông Đá Giăng, đây là khu vực có lòng sông hẹp, nhiều thác, gềnh thuận lợi cho phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực Lò Thung; từ sông Đá Giăng chay về phía đông, giáp xã Tiên Lộc gọi là sông lư Hà; từ xã Tiên Lộc, thao hướng tây bắc chảy dọc theo thị trấn Tiên Kỳ gọi là sông Tiên, cũng theo hướng này chảy qua xã Tiên Châu gọi là sông Khang.

          Ngoài ra xã còn có 6 con suối phát nguyên từ hướng tây, tây nam chay sang hướng đông và đều đổ ra sông Đá Giăng, sông Tiên; những con suối này thường gây ra lũ quét, có sức chảy mạnh và bất ngờ như suối Đá Vách, Suối An Sơn, suối Hố Đá, suối ồ ồ Đèo Liêu, suối Hố Sâu, suối Hố Đá

+ Suối Đá Vách, 6,5

+ Suối An Sơn, 3,2km

+ Suối Hố Đá, 5km

+ Suối ồ ồ Đèo Liêu, 4km

+ Suối Hố Sâu, 3km

+ Suối ông Đồn, dài khoảng 2,5 km

Đặc sản: Ốc Đá; cá Hố, cá Chình

4. Khái quát tài nguyên của xã:

          4.1. Tài nguyên đất và rừng:

          - Về đất: Theo tài liệu điều tra năm 1976, cũng như nhiều xã khác trong huyện Tiên Cảnh có 12 loại đất. Trong đó, chủ yếu là đất feralit đỏ vàng có độc dốc cao và bị xói mòn nên tầng mỏng, loại đất này phú hợp cho trồng cây ăn quả và cây lưu niên khác. Đất phù s bồi đắp chủ yếu nằm ven các sông, suối, có độ dốc thấp naeen tơi xốp, thuận lợi cho việc trồng lúa, bắp, khoai lang, các loại đậu và trồng cỏ chăn nuôi.       

          - Về rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp 1.292,64 ha, chiếm 34,7% diện tích tự nhiên, gồm: Rừng sản xuất: Diện tích 878,34 ha (gồm đất có rừng trồng sản xuất 790,53 ha, đất trồng rừng sản xuất 87,81 ha); đất rừng trồng sản xuất hiện trạng chủ yếu trồng keo, độ che phủ đạt 65%. Rừng phòng hộ: Diện tích 414,3 ha (gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ 255 ha và đất có rừng trồng phòng hộ 159,3 ha); Rừng phòng hộ chủ yếu các loại cây hỗn tạp và cây bụi rải rác, đường kính cây bình quân 40-50 cm, độ che phủ trung bình.

          4.2. Tài nguyên khoáng sản:

  Khoáng sản: Chủ yếu là đất đồi phục vụ công tác sang lấp mặt bằng, trữ lượng lên đến hàng triệu m3, có nguồn đất sét để sản xuất gạch, ngói trữ lượng lên đến hàng trăm nghìn mét khối. Ngoài ra, còn có cát sỏi được bồi lập tại sông Đắ Giăng, sông Tiên với trữ lượng khá lớn phục vụ cho việc khai thác làm giao thông nông thôn trên địa bàn.

          4.3. Tài nguyên nhân văn và du lịch: 

- Phó bảng Lê Vĩnh Khanh (1819-1884), hiệu là Tử Minh, nặc Phan Xuyền. Ông sinh ra ở làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang, huyện Hà Đông (nay thuộc thôn 2 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Lê Vĩnh Khanh là người đầu tiên tiến thân bằng khoa cử ở Thạnh Bình, Dưới thời vua Thiệu Trị, vào năm Quý Mão, ông đậu Giải nguyên và được nhân dân trân trọng gọi là Giải Khanh, Tiếp theo, vào năm Giáp Thìn, ông đậu Phó Bảng, lúc này ông mới 25 tuổi. Ngay sau đó, Lê Vĩnh Khanh được triều đình Huế sung vào Hàn lâm viên kiểm thảo và bổ nhiệm làm Tri phủ huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Lê Vĩnh Khanh là vị quan thanh liêm, có lòng yếu nước, thương dân. Lê Vĩnh Khanh bị bệnh mất vào ngày mồng 2 tháng Giêng năm Giáp Thân và được an táng tại Phù Cát, Bình Định, sau đó con cháu cải táng về quê nhà ở làng Thạnh Bình.

- Tán lý Lê Vĩnh Huy (1850-1916), ông có tên thật là Lê Ngọc Cung, tự Vĩnh Huy, tục danh Bang Tuyến, là con trai thứ của Phó bảng Lê Vĩnh Khanh. Ông tham gia phòng trào Cần vương của vua Hàm Nghi và giữ chức Bang tá, rồi Tán lý quân vụ. Ông tham gia phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, ngấm ngầm tán trợ cho phong trào Duy Tân; tích cực vận động đưa thanh niên du học ở Nhật do phong trào Đông Du tổ chức. Lê Vĩnh Huy mất tại nhà lao tỉnh vào ngày 28/01/1916.

Mộ danh nhân tọa lạc ở thôn 2 xã Tiên Cảnh. Từ thị trấn Tiên Kỳ theo đường QL40b đi huyện Bắc Trà My khoảng 06 km đến ngã ba Cụ Huỳnh rẻ trái. Đi theo đường đất lên Tiên An một đoạn khoảng 800m rẻ trái qua sông Đá Giăng đến chân Gò Một thôn 2. Từ đây chúng ta lên viếng hương 2 danh nhân Lê Vĩnh Khanh – Lê Vĩnh Huy.

 

- Cụ Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, hiệu Mính Viên, tự Giới Sanh, quê làng Thạnh Bình xã Tiên Phước, là một người thông minh học giỏi, một chí sĩ yêu nước. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Cụ đã được Hồ Chủ tịch mời ra tham gia với Chính phủ và có thời gian giữ chức quyền Chủ tịch nước.

  Nhà lưu niệm cụ Huỳnh  với diện tích 2100 m2.  Đây là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia, thuộc xã Tiên Cảnh - huyện Tiên Phước, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 35 km về phía tây. Đây là ngôi nhà cũ do thân sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng xây dựng từ năm 1869, theo lối kiến trúc rất phổ biến dưới thời nhà Nguyễn. Ngôi nhà có diện tích hơn 90m2 gồm 3 gian, mái ngói, khung sườn gỗ với những đường nét chạm trổ tinh xảo.

Hiện nay di tích đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Tại đây có trưng bày một số di vật và tư liệu có liên quan về thân thế sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của Cụ. Nhà lưu niệm Huỳnh Thúc Kháng đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 1990.

Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng

Làng Lộc Yên là một mẫu làng cổ miền núi hiếm hoi còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Theo Tỉnh lộ 616 ngược lên huyện miền núi Tiên Phước, sẽ bắt gặp làng cổ Lộc Yên trên lưng chừng những quả đồi hình bát úp. Làng Lộc Yên có tuổi trên 200 năm. Những ngôi nhà rường sớm nhất ở đây cũng tròm trèm 150 năm. Đình làng bằng gỗ mít to nhất huyện cũng nằm ở Lộc Yên, tiếc là đã bị phá dỡ thời chống Pháp.  Làng vẫn còn hàng chục ngôi nhà rường (nhà Việt cổ) tạc vào dáng núi. Điều đặc biệt nơi làng cổ Lộc Yên là nhà nào cũng có ngõ đá với những hình dáng khác nhau, nhưng đều mang một tính cách, tâm hồn của từng ngôi nhà. Đến Lộc Yên nghe các bậc cao niên  kể chuyện săn cọp ngày xưa của làng mà nghe như chuyện cổ thần thoại nơi vùng sơn cước tỉnh Quảng Nam.

Làng cổ Lộc Yên-Thôn 4

 

 

 

- Công Binh Xưởng khu V.

Trên toàn xã có 3 Bia di tích Công Binh Xưởng QB150 nằm ở vị trí: 2 bia tại  thôn 1 và 1 bia tại thôn 4; với diện tích 100m2 cho khuôn viên mỗi bia.

- Thác Lò Thung; Xã có thắng cảnh thiên nhiên thác Lò Thung nằm trên sông Đá Giăng giữa địa phận thôn 2 và thôn 3 với các khối đá xếp đặt lên nhau rất đẹp, những dấu nước bào mòn trên đá, có hình thù bàn chân, theo dân gian là những dấu chân của người khổng lồ. Ngoài Lò Thung Tiên Cảnh còn có 02 thác ồ ồ tại Đèo Liêu thôn 1 và suối An Sơn thôn 5 và hồ chưa Đá Vách

- Khu di tích Chi bộ Thạnh bình, chi bộ đầu tiên của huyện Tiên Phước tại thôn 2, được đầu từ xây dựng hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng bộ huyện  Tiên Phước (16/6/1946-16/6/2016). Khu di tích được xây dựng trên diện tích 750m2, gồm các hạng mục như: Cải tạo Lăng mộ đồng chí Phạm Bằng, xây bình phong; bia di tích, lối đi nội bộ, bãi đổ xe,...

          II. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH TỰU, KẾT QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

          1. Kết quả các lĩnh vực kinh tế  

          Xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, Đảng uỷ - UBND xã đã lãnh đạo các Ngành, đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đảng bộ đã đề ra. Trong đó, nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng, an ninh. Đặc biệt là lãnh đạo xây dựng thành công xã nông thôn mới vào năm 2015, công tác giảm nghèo được quan tâm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân và làm đổi thay bộ mặt nông thôn.         Tập trung chỉ đạo phát triển  kinh tế theo hướng bền vững, phát huy tiềm năng và lợi thế sẳn có, kinh tế vườn được nhân dân đầu tư thâm canh, cải tạo vườn, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như cây thanh trà, tiêu, bòn bon, măng cụt, cau, dó bầu, .. xây dựng các câu lạc bộ nhà sạch, vườn đẹp, hiệu quả; tập trung hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế theo Nghị quyết 18, 19 của huyện và Quyết định 11, 35 của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn xã có nhiều mô hình trồng tiêu trên 100 chói, giá trị từ kinh tế vườn được nâng lên.

          Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, các loại hình sản xuất đồ mộc, chế biến gỗ, xay xát, buôn bán được mở rộng, hằng năm tăng từ 15-25%.

          Cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp, bộ mặt nông thôn trên địa bàn xã Tiên Cảnh từng bước thay đổi, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 27 triệu đồng cuối năm 2016.

          2. Kết quả trong lĩnh vực xã hội

Các hoạt động về văn hoá, thể dục, thể thao được tổ chức nhân dịp các ngày lễ lớn được tổ chức chu đáo, thiết thực, thiết chế văn hóa được tăng cường. Việc cưới, việc tang được tổ chức chu đáo, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn hóa mới. Công tác xây dựng đời sống văn hóa đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tộc văn hóa, xã văn hóa được quan tâm, đến nay xã có 5/8 thôn đạt thôn văn hóa, trên 89% gia đình đạt gia đình văn hóa, đã phát động xây dựng được 3 tộc văn hóa.

Công tác xóa đói, giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội được quan tâm, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 4,39 %. Toàn xã có 550 đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Thân nhân liệt sĩ chủ yếu: 62; thân nhân liệt sĩ thứ yếu: 51; thương binh: 17; bệnh binh: 13; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 2; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học dưới 80%: 7.

Công tác dạy và học được quan tâm, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, đến nay có 3/5 trường đạt chuẩn quốc gia, gồm trường Mẫu Giáo Tiên Cảnh, trường Tiểu học Mính Viên và trường Tiểu học Tiên Cảnh.

Công tác y tế được quan tâm, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tích cực vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ 75%.

Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt, duy trì mức sinh hợp lý, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%, tỷ lệ sinh 3+ giảm  từ 32,4% năm 2010 xuống 19,5% năm 2016 góp phần ổn định dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được lãnh đạo, chỉ đạo vận động toàn xã hội quan tâm, nhận đỡ đầu cho 10 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thăm, tặng quà nhân dịp ngày quốc tế thiếu nhi, tết nguyên đán và trung thu hàng năm; các chế độ hỗ trợ của Nhà nước đối với trẻ em được thực hiện đầy đủ, công khai và kịp thời.

          3. Các công trình, kết cấu hạ tầng quan trọng hiện có:

          Đường QL 40B: Đây là trục đường giao thông quan trọng từ Thành phố Tam Kỳ, Tiên Phước, Bắc Trà My,.., chiều dài xã khoảng 7km, rộng 5m, mặt đường đã được thảm nhựa, phục vụ tốt giao thông.

Đường huyện gồm có DH5, DH8, DH9: Đây là 3 tuyến đường nối liền Tiên Cảnh – Tiên An, Tiên Cảnh – Tiên Lộc, Tiên Cảnh-Tiên Châu, với tổng chiều dài khoảng 5km, đã được nhựa, bê tông hóa mặt đường rộng 3,5m thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế cho địa phương.

Đường xã: Có 5 tuyến ĐX đã được bê tông hóa đạt chuẩn được 9,8km/9,8km đạt tỷ lệ 100%.

- Đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn 11,85km/16,65 km, đạt tỷ lệ 71,17%.

- Đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (đường thiết yếu): 16,9km/23,5km đạt tỷ lệ 71,91% đã được cứng hóa, 6,6km còn lại không lầy lội vào mùa mưa

Hệ thống giao thông nông thôn về cơ bản đã được bê tông hóa hoặc cứng hóa tạo được cảnh quan sạch đẹp, đảm bảo việc đi lại cho nhân dân.

          Hệ thống kênh mương thủy lợi với chiều dài kênh mương là 19,5km, đã được kiên cố hóa là 14,064km đạt tỷ lệ 72,12%. Trên địa bàn xã có hồ chứa Đá Vách và có trên 20 đập thời vụ, đập dâng đảm bảo nước tưới cho khoảng 200 ha đất lúa.

         

Thông báo

LỊCH CÔNG TÁC


Giấy mời họp

Thăm dò ý kiến


Bạn cảm thấy website của chúng tôi như thế nào ?



Kết quả bình chọn

Bạn cảm thấy website của chúng tôi như thế nào ?

Đẹp
 
98.9%
805 Phiếu
Rất đẹp
 
0.7%
6 Phiếu
Bình thường
 
0.1%
1 Phiếu
Xấu
 
0.2%
2 Phiếu
Tổng cộng: 814 Phiếu
X

LIÊN KẾT WEBSITE

DỰ BÁO THỜI TIẾT

Error An error has occurred.
Error: DỰ BÁO THỜI TIẾT is currently unavailable.

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TIÊN CẢNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC
Địa chỉ: Xã Tiên Cảnh - Tiên Phước - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)